THÚC ĐẨY HỢP TÁC, TRAO ĐỔI, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỮA KHOA MÔI TRƯỜNG (HCMUS) VÀ ĐẠI HỌC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA YUNTECH

Trên cơ sở ký kết MOU giữa Trường ĐH Yuntech với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa Môi trường, từ năm 2019 đến nay, nhiều hoạt động hợp tác, trao đổi đã được diễn ra. Có thể kể đến như:

  • Sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu Hải ngoại Bảo vệ Môi trường Đài Loan – Việt Nam.
  • Các Hội thảo, seminar khoa học, khóa học trực tuyến:
    • Hội thảo trực tuyến Renewable Energy and Environment Workshop vào 9/7/2021;
    • Forum 2022 International Environmental Protection Technology and Technique Exchange vào ngày 27/5/2022;
    • Các khóa học online miễn phí cho các sinh viên 2 trường tham gia như:
  1. Course: Photochemical Efficiency of Sunlight Photocatalyst và Microplastic pollution (class on 21/06/2021)
  2. Course: Python programming zero-based introductory (class 1 week from 16/12/2022)
  3. Course Optimization in Environmental Management (class 1 week from 23/12/2022)
  4. Tổ chức chuyến tham quan của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tại trường ĐH YunTech  vào tháng 2/2023 nhằm đẩy mạnh chương trình hợp tác nghiên cứu và trao đổi sinh viên vào năm 2024 trong các lĩnh vực môi trường, năng lượng tái tạo và mở rộng sang các hướng khác.
  5. Gần đây nhất, ngày 01/6/2023, Đoàn đại biểu Đại học Yuntech đã đến tham quan và phối hợp tổ chức Seminar tại Khoa Môi trường.

Các báo cáo bao gồm:

TOPIC 1: Toward net-zero agrifood circular economy through insect-based biorefinery được trình bày bởiProf. Cheng Yu-Shen (Dean of Future College, Yuntech; Professor, Department of Chemical and Materials Engineering). Báo cáo tập trung vào chủ đề sử dụng ấu trùng/côn trùng để chế tạo các vật liệu thân thiện với môi trường, tạo nguồn cung cấp thực phẩm thay thế trong tương lai. Việc sử dụng rác thải hoặc phế phẩm nông nghiệp là nguồn thức ăn chính cho các loại ấu trùng/ côn trùng cũng đồng thời góp phần giải quyết vấn đề chất thải cho môi trường, thúc đẩy giảm thiểu khí thải nhà kính và góp phần vào hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

TOPIC 2: Green Power Generation from Waste Air of Exhaust Pipes in Industry Factories được trình bày bởiProf. Tseng Shi-Chang (Profession, Department of Mechanical Engineering, Yuntech). Việc tận dụng năng lượng và chuyển hóa năng lượng là rất quan trọng trong công nghiệp. Chính vì vậy việc chế tạo các thiết bị tận dụng năng lượng từ dòng thải trên quy mô công nghiệp sẽ giúp tăng khả năng chuyển hóa và giảm tác động môi trường. Nghiên cứu tập trung vào việc thiết kế chế tạo thiết bị turbin khí quy mô nhỏ vận hành dựa vào động lực từ khí thải của các thiết bị xả. Nhiều thiết kế đã được thực hiện và các mô phỏng khí động học được khảo sát để tìm ra hình dạng tối ưu của cánh turbin. Nghiên cứu này khi ứng dụng trên quy mô công nghiệp sẽ giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách sản xuất năng lượng từ động lực của nguồn khí thải, góp phần tận dụng tối đa và tăng khả năng chuyển hóa năng lượng để đạt mục tiêu “green energy”.

TOPIC 3: Open waste burning: recent status, emission, and air pollution được trình bày bởi PGS.TS. Tô Thị Hiền (Trưởng bộ môn CNMT, Khoa Môi trường)

Hiện trạng đốt hở ở Việt Nam và các nước Đông Nam á, trong đó cho thấy các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình đốt là ảnh hưởng nhiều đến môi trường không khí và sức khoẻ con người, đặc biệt là bụi mịn. Cô Hiền cũng đã chia sẻ một nghiên cứu của nhóm trong việc đo lượng bụi mịn PM1 và PM2.5 từ hoạt động đốt rơm ra sau vụ mùa và đốt rác sinh hoạt hộ gia đình trong khu cư, lượng bụi mịn là rất cao trong quá trình đốt lên đến khoảng 1000 µg/m3 cho bụi PM2.5 và 300 µg/m3 cho bụi PM1. Những nghiên cứu tiếp theo như thành phần hoá học của bụi và hệ số phát thải từ qua trình đốt hở là cần thiết cho công tác kiẻm soát và quản lý ô nhiễm  môi trường không khí.

Cùng chờ đón các hoạt động hợp tác của 2 phía trong thời gian sắp tới!

Trân trọng