BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

1. NHIỆM VỤ

  • Đảm nhận tổ chức đào tạo cử nhân chuyên ngành Khoa học Môi trường; chuyên ngành Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường; chuyên ngành Môi trường và Tài nguyên biển.
  • Đảm nhận tổ chức đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Môi trường.
  • Đảm nhận tổ chức đào tạo Tiến sỹ chuyên ngành Môi trường đất và nước.
  • Hướng dẫn thực tập thực tế môn học thực tập Môi trường đại cương.

2. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY – NGHIÊN CỨU

  • Trưởng Bộ môn: PGS.TS. Vũ Văn Nghị.
  • Phó Trưởng Bộ môn: ThS. NCS. Trần Công Thành.
  • Bộ môn có 14 cán bộ gồm 01 PGS.TS, 03 TS, 03 Nghiên cứu sinh, 07 Thạc sỹ.
Vũ Văn Nghị

PGS. TS. Vũ Văn Nghị

Giảng viên cao cấp

Trưởng Bộ môn

Lê Tự Thành

TS. Lê Tự Thành

Giảng viên chính

Trần Công Thành

ThS. NCS. Trần Công Thành

Giảng viên

Phó trưởng Bộ môn

Phạm Thị Thu Loan

ThS. Phạm Thị Thu Loan

Thư ký - Giáo vụ khoa

Nguyễn hoài Phương Duy

ThS. NCS. Nguyễn Hoài Phương Duy

Nghiên cứu viên

PT. Đảm bảo chất lượng

Trần quang trà

ThS. Trần Quang Trà

Nghiên cứu viên

Trợ lý sinh viên

3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU


I. Lĩnh vực: Khoa học môi trường

1. Địa chất môi trường: Tai biến địa chất: Xói lờ bờ sông, bờ biển; xác định nền móng xây dựng bãi chôn lấp; phân tích cảnh quan phục vụ du lịch …). Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung các điểm địa di sản địa chất, bảo tồn địa chất, Du lịch địa chất; Qui hoạch đất đai.

2. Hóa môi trường: Hóa môi trường nước, không khí, đất, quan trắc chất lượng môi trường.

3. Sức khỏe môi trường: Dịch tế học môi trường (BĐKH và dịch bệnh); Đánh giá rủi ro sức khỏe (ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến sức khỏe, sức lao động, khả năng con người; Xây dựng bộ chỉ số sức khỏe môi trường; Nước sạch và  chiến lược sử dụng nước; Mô hình thay đổi hành vi không liên quan sức khỏe MT (sử dụng nhà vệ sinh, đốt rác ..); Ứng dụng GIS-viễn thám trong việc đo lường chất lượng cuộc sống.

4. Năng lượng và môi trường: Năng lượng sinh học (biodiesel , ethanol sinh học, khí sinh học), năng lượng sạch (mặt trời, gió, thủy triều).

5. Kinh tế môi trường: Định giá dịch vụ sinh thái đất; Sinh kế bền vững; Tính toán hiệu quả kinh tế của dự án (du lịch, xử lý chất thải …) Kinh tế sinh thái; kinh tế tài nguyên.

 

II. Lĩnh vực: Tài nguyên thiên nhiên và 
môi trường

1. Tài nguyên nước:
Ứng dụng mô hình toán thủy văn đánh giá tài nguyên nước lưu vực; Ứng dụng mô hình toán thủy lực mô phỏng diễn biến dòng chảy và chất lượng nước sông; Đánh giá tiềm năng nguồn nước, xác định nhu cầu sử dụng và tính toán cân bằng nước lưu vực; Đánh giá tác động của công trình khai thác nguồn nước đến tài nguyên nước lưu vực và  đề xuất quy trình vận hành. Đánh giá khai thác nước ngầm và ảnh hưởng môi trường liên quan (sụt lún mặt đất, nhiễm mặn …).

2. Tài nguyên đất:
Qui hoạch sử dụng bền vững đất đai; Đánh giá biến động sử dụng đất; GIS và  MCA trong sử dụng bền vững tài nguyên đất đai; Đánh giá xói mòn đất bằng công cụ GIS kết hợp Viễn thám; Đánh giá tính thích nghi cây trồng cũng như đất đai. Giám sát diễn biến cơ cấu mùa vụ bằng tư liệu viễn thám. Đánh giá biến động nhiệt độ đô thị.

3. Tài nguyên sinh vật và  rừng:
Sinh thái Môi trường (bảo tồn đa dạng sinh học; tài nguyên sinh vật và  môi trường: hiện trạng sử dụng; sinh vật ngoại lai ….); Sinh thái đất ngập nước (Kiểm kê, hiện trạng tài nguyên, giải pháp quản lý …); Viễn thám và  GIS trong lập bản đồ hiện trạng và  biến động rừng; Nghiên cứu tương quan đa dạng địa-sinh học.

4. Tài nguyên khoáng sản:
Tìm hiểu của một số loại hình khoáng sản (Than, nhôm, sắt, đá xây dựng, cát sỏi; dầu khí; nước khoáng Đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; Kinh tế khoáng sản.

 

III. Lĩnh vực môi trường và  tài nguyên biển

1. Môi trường đới bờ:
Đánh giá tai biến tự nhiên dải ven biển; Viễn thám và GIS trong đánh giá biến động bờ biển; Xây dựng bản đồ tổn thương tự nhiên / xã hội làm mực nước biển dâng; Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển bằng ảnh vệ tinh; Đánh giá ô nhiễm biển (tràn dầu, thủy triều đỏ, chất thải rắn, nước thải); Giám sát sự thay đổi trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông.


2. Tài nguyên bờ và biển: Khai thác khoáng sản rắn ven biển và ảnh hưởng môi trường; Khai thác dầu khí và ảnh hưởng môi trường; Nuôi trồng thủy sản và tác động môi trường; Tài nguyên du lịch và môi trường; tài nguyên du lịch biển.


3. Sinh thái biển và  đại dương:
Sinh thái đất ngập nước ven biển; Hệ sinh thái hô san, cỏ biển; Sinh thái khu vực cửa sông, đầm, vũng vịnh; Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái biển.

4. DANH MỤC ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM